Giếng trời là gì? 50+ mẫu giếng trời trong nhà đẹp hợp phong thủy

Xây dựng giếng trời trong nhà không chỉ giúp lấy ánh sáng cho ngôi nhà thêm thông thoáng, mà còn có nhiều ý nghĩa về mặt phong thủy. Tuy nhiên, nếu không nắm rõ các quy tắc khi thi công giếng trời thì rất có thể sẽ gây ra rất nhiều rắc rối. Nội thất Tứ Gia sẽ gợi ý cho bạn hơn 50 mẫu giếng trời ở trong nhà đẹp, hợp phong thủy qua bài viết dưới đây.

Giếng trời là gì?

Giếng trời, hay còn gọi là Skylight, là một khoảng không gian được thiết kế trong nhà có phương thẳng đứng thông từ trên mái xuống tầng trệt.

Giếng trời trong nhà có tính ứng dụng khá cao trong việc gia tăng ánh sáng và sự thông thoáng cho các tòa chung cư, nhà ở, đặc biệt là các căn nhà ống, nhà ở thành thị.

mẫu giếng trời trong nhà

Giếng trời là khoảng không tính từ phía trên mái thẳng xuống sàn nhà

Đặc điểm khi xây dựng giếng trời trong nhà

Ưu điểm của giếng trời trong nhà

  • Lấy thêm ánh sáng cho ngôi nhà

Đối với những ngôi nhà ống nhỏ hẹp, kích thước mặt sâu lớn nhưng ba mặt tiền lại bị chặn bởi công trình khác thì xây dựng giếng trời trong nhà rất có ích trong việc tăng thêm ánh sáng cho ngôi nhà.

Miệng giếng trời được thiết kế mở với không gian bên ngoài, từ đó sẽ dẫn ánh sáng tự nhiên từ miệng giếng xuống chân giếng và lan tỏa ra toàn bộ nhà ở.

  • Thông gió tự nhiên, điều hòa không khí

Bên cạnh lấy sáng thì giếng trời cũng có tác dụng lấy gió tự nhiên để điều hòa không khí trong nhà. Những luồng không khí đi theo sự chuyển động của cơn gió sẽ được luân chuyển ra vào liên tục, giúp lưu thông không khí trong nhà đều đặn, tăng sự thoáng mát, trong lành và giảm cảm giác bí bách.

  • Tiết kiệm điện năng

Nhờ việc xây dựng giếng trời trong nhà tăng thêm ánh sáng và gió nên chúng ta có thể tiết kiệm được năng lượng điện cho hệ thống chiếu sáng và làm mát.

  • Tăng tính thẩm mỹ

Xây dựng giếng trời cũng giúp tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà. Ngày nay, nhiều gia đình xây dựng giếng trời kết hợp tiểu cảnh, sân vườn để tăng cảm giác thư giãn, gần gũi với thiên nhiên khi bước vào nhà.

  • Có ý nghĩa phong thủy

Theo các nghiên cứu về phong thủy nhà ở, giếng trời trong nhà còn ảnh hưởng đến sức khỏe, tài lộc của các thành viên trong gia đình vì nó có đặc điểm trao đổi năng lượng bên trong và bên ngoài ngôi nhà.

Do đó, giếng trời được thiết kế đúng cách, đặt ở vị trí phù hợp phong thủy sẽ đem lại may mắn, phúc khí cho gia đình.

mẫu giếng trời trong nhà

Giếng trời giúp tăng thêm ánh sáng cho ngôi nhà

Hạn chế của giếng trời trong nhà

  • Âm thanh bị vang trong nhà

Vì đặc điểm thiết kế của giếng trời trông giống như một cái lồng ống nên sẽ có khả năng bị dội âm thanh. Nghĩa là âm thanh sẽ bị truyền đi đến nhiều vị trí khác nhau trong nhà và tạo tiếng vang lớn và rõ.

Điều này có thể làm ảnh hưởng đến sự riêng tư của mọi người, chẳng hạn như đứng ở tầng dưới nói chuyện thì người ở tầng trên cũng có thể nghe thấy.

Do đó, mặt tưởng ở khu vực của giếng trời trong nhà nên làm mảng nhám, sần sùi để tiêu âm, tránh làm mặt trơn phẳng.

  • Thừa sáng gây nóng bức vào mùa hè

Vào mùa hè nắng nóng, nhiệt độ cao, đỉnh điểm là từ 11h trưa – 2h chiều là lúc ánh nắng gay gắt nhất, chiếu thẳng xuống nhà từ miệng giếng trời khiến không gian bị nắng quá, thậm chí có thể gây chói mắt. Đặt nội thất ở khu giếng trời còn có nguy cơ nhanh phai màu, hư hỏng.

Biện pháp khắc phục đó là lắp hệ thống rèm, mái che dưới miệng giếng trời để chắn nắng và điều tiết lượng ánh sáng theo ý muốn.

  • Bị hắt nước vào nhà

Một số thiết kế giếng trời không mái che sẽ gặp tình trạng bị nước mưa hắt thẳng xuống và bắn vào không gian bên cạnh giếng trời, hoặc bị ứ đọng nước bẩn bên dưới.

mẫu giếng trời trong nhà

Một số hạn chế khi xây giếng trời trong nhà

Gợi ý 50+ mẫu giếng trời trong nhà đẹp hợp phong thủy

Nội thất Tứ Gia sẽ gợi ý cho bạn 50+ mẫu giếng trời trong nhà vừa đảm bảo đẹp, tăng tính thẩm mỹ vừa hợp phong thủy cho ngôi nhà.

Mẫu giếng trời cầu thang

Giếng trời trong nhà kết hợp cầu thang là kiểu mẫu giếng trời được nhiều chủ nhà áp dụng nhất.

mẫu giếng trời trong nhà

Mẫu giếng trời trong nhà ở cầu thang đơn giản

mẫu giếng trời trong nhà

Giếng trời cầu thang trong nhà

mẫu giếng trời trong nhà

Giếng trời cầu thang có tấm kính che

mẫu giếng trời trong nhà

Giếng trời cầu thang thông phòng nghỉ

mẫu giếng trời trong nhà

Mẫu giếng trời cầu thang nhiều tầng

Mẫu giếng trời trong nhà kết hợp vườn

Mẫu giếng trời trong nhà kết hợp vườn có đặc điểm trồng nhiều cây xanh để kết hợp làm khu nghỉ ngơi, thư giãn.

mẫu giếng trời trong nhà

Trồng nhiều chậu cây ngay trên miệng giếng trời trong nhà

mẫu giếng trời trong nhà

Giếng trời sân vườn ngay trong phòng tiếp khách

mẫu giếng trời trong nhà

Mẫu giếng trời trong nhà kết hợp vườn thường trồng nhiều cây xanh

Mẫu giếng trời trong nhà kết hợp tiểu cảnh

Một số kiểu mẫu giếng trời trong nhà kết hợp tiểu cảnh phổ biến là tranh đá, hồ nước, ao sen, cây phong thủy,…

mẫu giếng trời trong nhà

Mẫu giếng trời tiểu cảnh kết hợp cây treo tường

mẫu giếng trời trong nhà

Mẫu giếng trời trong nhà kết hợp tiểu cảnh chỉ sử dụng cây xanh

mẫu giếng trời trong nhà

Giếng trời tiểu cảnh vườn cây dưới chân cầu thang

mẫu giếng trời trong nhà

Một góc giếng trời tiểu cảnh ngay giữa phòng khách

Mẫu giếng trời giữa nhà

Vị trí trung gian của căn nhà thường là nơi được lựa chọn để đặt giếng trời. Thiết kế giếng trời trong nhà ở vị trí này có thể đưa ánh sáng lan tỏa đều khắp trước và sau nhà.

mẫu giếng trời trong nhà

Một không gian riêng cho giếng trời ngay giữa nhà

mẫu giếng trời trong nhà

Giếng trời giữa nhà ngăn giữa phòng tiếp khách và phòng ăn

mẫu giếng trời trong nhà

Giếng trời ngay giữa nhà tại phòng khách

Mẫu giếng trời cuối nhà

Phía cuối nhà cũng là một trong những vị trí dùng để đặt giếng trời trong nhà. Tuy nhiên, vị trí này lại ít được ưa chuộng lắm so với giữa nhà.

mẫu giếng trời trong nhà

Mẫu giếng trời ở cuối nhà trong phòng chờ

mẫu giếng trời trong nhà

Đặt giếng trời ở cuối nhà ngay phòng nghỉ bên cạnh cầu thang

mẫu giếng trời trong nhà

Giếng ở ở cuối nhà ngay tại phòng đọc sách

Mẫu giếng trời bên hông nhà

Giếng trời bên hông nhà như là một thể biến điệu của hành lang phiên bản hấp dẫn hơn. Nếu lựa chọn bên hông làm vị trí đặt giếng trời trong nhà thì bạn nên trồng nhiều loại cây xanh.

mẫu giếng trời trong nhà

Xây giếng trời bể cá ở bên hông nhà

mẫu giếng trời trong nhà

Một góc giếng trời bên hông nhà dùng để thư giãn

mẫu giếng trời trong nhà

Giếng trời bên hông nhà dùng để trồng cây

Mẫu giếng trời trong phòng ăn, nhà bếp

Phòng ăn, nhà bếp là địa điểm thường tụ tập rất nhiều người và hoạt động nấu ăn mỗi ngày. Nên nếu đặt giếng trời trong nhà ở khu vực phòng ăn, nhà bếp sẽ giúp tăng cảm giác thoải mái mỗi khi dùng bữa.

mẫu giếng trời trong nhà

Giếng trời trong nhà chiếu thẳng xuống bàn đảo trong bếp

mẫu giếng trời trong nhà

Giếng trời trong nhà ở giữa khu bếp và khu bàn ăn

mẫu giếng trời trong nhà

Giếng trời phủ cả phía trên chỗ mái nhà bếp

mẫu giếng trời trong nhà

Ba giếng trời trong nhà bếp

Xem thêm:

Mẫu giếng trời trong phòng ngủ

Nếu bạn muốn đặt giếng trời trong phòng ngủ thì nên lưu ý lắp đặt thêm rèm để tránh sáng sớm ánh nắng mặt trời chiếu thẳng xuống người nhé!

mẫu giếng trời trong nhà

Giếng trời lắp sang hai bên của phòng ngủ

mẫu giếng trời trong nhà

Giếng trời trong phòng ngủ ở phía cuối giường

mẫu giếng trời trong nhà

Giếng trời trong nhà sát cửa ra ban công trong phòng ngủ

mẫu giếng trời trong nhà

Giếng trời trong nhà cỡ lớn trong phòng ngủ

Mẫu giếng trời trồng cây

Giếng trời trong nhà trồng thêm cây xanh là mẫu phổ biến nhất, hầu như nhà nào cũng áp dụng. Bạn có thể chỉ cần trồng một cây khô ít lá cho đơn giản, hoặc trồng nhiều khóm cây thân mềm xanh rì tùy theo sở thích.

mẫu giếng trời trong nhà

Xây giếng trời trong nhà và trồng thêm cây nhỏ

mẫu giếng trời trong nhà

Giếng trời trong nhà trồng thêm cây ở bên cạnh cầu thang

mẫu giếng trời trong nhà

Giếng trời trong nhà trồng cây cao

mẫu giếng trời trong nhà

Giếng trời trong nhà trồng trúc

mẫu giếng trời trong nhà

Giếng trời trong nhà trồng cây thấp

Một số nguyên tắc quan trọng khi xây dựng giếng trời trong nhà

Trước khi bắt tay vào lắp đặt giếng trời trong nhà, bạn cần chú ý đến 4 nguyên tắc cơ bản sau:

Vị trí đặt giếng trời trong nhà

Xác định vị trí cũng như phương hướng cho giếng trời trong nhà rất quan trọng vì nó còn ảnh hưởng đến phong thủy chứ không chỉ là tính thuận tiện hay thẩm mỹ nữa.

Bạn có thể đặt giếng trời ở nhiều nơi khác nhau như phòng khách, phòng ăn, nhà bếp hoặc giữa nhà. Theo phong thủy, khu vực cầu thang là địa điểm lý tưởng nhất để giếng trời có thể phát huy hết công nắng lấy sáng và điều hòa không khí.

Vị trí đặt giếng trời trong nhà

Vị trí đặt giếng trời trong nhà

Hơn nữa, cầu thang thường ở giữa ngôi nhà, các khu vực sinh hoạt khác sẽ xoay quanh cầu thang. Đặt giếng trời cạnh cầu thang cũng sẽ giúp thu hút và “luân chuyển” vượng khí, tài lộc lan tỏa khắp nhà.

Kích thước của giếng trời trong nhà

Về kích thước giếng trời trong nhà, bạn không nên xây quá nhỏ hoặc quá to vì sẽ khiến không gian căn nhà mất cân bằng. Diện tích tối ưu cho giếng trời trong nhà là 4-6m2. Hoặc bạn có thể chia diện tích giếng trời theo tỷ lệ 1:10 so với tổng diện tích sử dụng của cả ngôi nhà.

mẫu giếng trời trong nhà

Xác định kích thước giếng trời phù hợp với diện tích căn nhà

Mái che giếng trời trong nhà

Vật liệu làm mái che giếng trời cần đảm bảo là loại vật liệu vừa che chắn được nắng mưa, vừa đón được gió và ánh sáng tự nhiên vào nhà. Thông dụng nhất hiện nay là tấm lấy sáng polycarbonate. Ngoài ra, còn một số loại vật liệu khác thường dùng để làm mái che giếng trời như là: kính, tôn, bạt,…

Mái che giếng trời trong nhà

Trang trí khu vực giếng trời trong nhà

Chủ nhà thường sẽ tập trung trang trí cho phần thân và đáy giếng trời vì đây là chỗ “tiếp xúc” với nhiều người nhất. Phần thân bạn có thể trang trí bằng các tranh đá nghệ thuật, hoặc chậu  cây leo đơn giản. Phần đáy giếng có thể trồng cây, tạo hồ nước nhỏ để trồng sen, thả cá,…

mẫu giếng trời trong nhà

Trang trí khu vực giếng trời hợp lý

Xã hội hiện nay ngày một hướng đến thân thiện với thiên nhiên. Vậy nên kiểu thiết kế giếng trời trong nhà rất được ưa chuộng áp dụng, đặc biệt là ở thành phố lớn. Hy vọng với những mẫu giếng trời xây trong nhà mà Nội thất Tứ Gia chia sẻ, bạn đã có thêm được nhiều lựa chọn tốt khi xây dựng căn nhà của mình. 


Đức Hà - Founder/ Architect

Đức Hà - Founder/ Architect

Kinh nghiệm: 10 năm Một kiến trúc sư với nền tảng kiến trúc chắc chắn; gu thẩm mỹ và kinh nghiệm thi công được trau dồi qua các công trình. Trung thực, kiên nhẫn và đổi mới là điều anh mang đến cho từng khách hàng.

Ý kiến của bạn
082.5550555