Kinh nghiệm xây nhà chi tiết từ A – Z với 10 bước cơ bản

Xây nhà là một việc trọng đại của đời người, nhà không chỉ là nơi để ở mà còn là nơi để cùng gia đình chia sẻ những khoảnh khắc hạnh phúc. Quá trình xây nhà thường đòi hỏi sự đầu tư lớn về thời gian, công sức và tiền bạc… Bài viết dưới đây, Tứ Gia xin chia sẻ đến bạn đọc kinh nghiệm xây nhà được chu đáo và hài lòng nhất, tạo ra một môi trường sống lý tưởng cho mình và gia đình.

Kinh nghiệm xây nhà lần đầu

Xây nhà là một dự án quan trọng, đòi hỏi sự đầu tư lớn về thời gian, công sức và tài chính. Do đó, nhiều người thường cảm thấy lo lắng khi họ bắt đầu xây nhà lần đầu, không biết từ đâu mà bắt đầu và cần chuẩn bị những gì. Để giúp bạn giải quyết những lo ngại này, dưới đây, Tứ Gia xin chia sẻ 10 bước cần thiết để bạn có thể xây dựng ngôi nhà của mình một cách thành công.

Kinh nghiệm xây nhà lần đầu

Kinh nghiệm xây nhà lần đầu

Bước 1: Xác định nhu cầu và mục đích sử dụng nhà

Nếu bạn xây nhà để ở một mình, bạn có tự do thiết kế các khu vực theo ý muốn sao cho phù hợp với riêng bạn. Tuy nhiên, nếu có các thành viên khác trong gia đình cùng sống trong ngôi nhà, bạn cần xem xét những thông tin quan trọng như:

  • Mục đích xây dựng ngôi nhà: Là để ở, kinh doanh, hoặc có kết hợp cả hai, hay cho thuê.
  • Số lượng người sẽ sinh sống trong ngôi nhà: Bao gồm độ tuổi, nghề nghiệp, tình trạng sức khỏe của từng thành viên.
  • Người thường xuyên ghé thăm hoặc ở lại ngôi nhà trong thời gian ngắn (ngày, tuần).
  • Người sẽ ở lại ngôi nhà trong thời gian dài (tháng).

Việc hiểu rõ những thông tin này sẽ giúp bạn tổ chức và thiết kế các khu vực chức năng của ngôi nhà một cách hợp lý và tiện lợi như: phòng khách, phòng ngủ, phòng tắm, phòng bếp, nhà vệ sinh…

Xác định nhu cầu và mục đích sử dụng nhà

Xác định nhu cầu và mục đích sử dụng nhà

Bước 2: Xác định quy mô xây nhà

Sau bước 1, khi bạn đã biết tổng số lượng người sẽ ở trong căn nhà, bạn có thể xác định các yêu cầu cụ thể về khu vực chức năng, số lượng khu vực chức năng, số tầng, và tổng diện tích sàn cần thiết cho ngôi nhà.

Tiếp theo, bạn cần tham khảo và tìm hiểu các quy định về xây dựng nhà ở mà Nhà nước áp dụng cho khu vực của bạn, bao gồm:

  • Chiều cao tối đa được cấp phép xây dựng.
  • Số tầng tối đa được phép xây dựng.
  • Diện tích tối đa được phép xây dựng.
Xác định quy mô xây nhà

Xác định quy mô xây nhà

Bước 3: Dự tính chi phí

Để dự trù kinh phí cho việc xây dựng nhà ở, trước hết, bạn cần nắm được các hạng mục thi công xây dựng gồm có:

  • Phá dỡ và san lấp mặt bằng (nếu có căn nhà cũ trên mảnh đất).
  • Gia cố móng (nếu đất yếu).
  • Chi phí cấp phép xây dựng, phụ thuộc vào diện tích và vị trí của ngôi nhà.
  • Chi phí xây dựng phần thô.
  • Chi phí xây dựng phần hoàn thiện.
  • Chi phí nhân công.
  • Chi phí giám sát công trình.
  • Chi phí thuê nhà thầu.
  • Chi phí mua sắm vật tư và thiết bị, tùy thuộc vào quy mô và chất lượng vật tư.
  • Chi phí thiết kế, tùy thuộc vào kiểu nhà và phức tạp của thiết kế.

Ngoài những khoản trên, trong quá trình thi công cũng có thể phát sinh chi phí. Vì vậy, bạn nên dự trù thêm khoảng 10% chi phí để đảm bảo sẽ đủ kinh phí cho toàn bộ dự án xây dựng nhà.

Dự tính chi phí

Dự tính chi phí

Bước 4: Xem phong thủy xây nhà

Trong quá trình xây dựng ngôi nhà, yếu tố phong thủy đóng một vai trò rất quan trọng, vì nó có thể ảnh hưởng đến vận mệnh của gia chủ và các thành viên trong gia đình.

Một kinh nghiệm xây nhà mới mà bạn không thể bỏ qua đó là xem phong thủy

Một kinh nghiệm xây nhà mới mà bạn không thể bỏ qua đó là xem phong thủy

Khi tìm hiểu về phong thủy nhà ở, có một số yếu tố quan trọng bạn cần chú ý:

  • Hướng xây dựng nhà hợp mệnh: Đảm bảo hướng xây dựng ngôi nhà phù hợp với mệnh của gia chủ để thu hút tài lộc, tăng may mắn và sức khỏe cho các thành viên trong gia đình.
  • Năm xây nhà hợp tuổi: Chọn năm xây nhà theo tuổi của gia chủ để thu hút vận may và hạnh phúc.
  • Thế đất đẹp: Mảnh đất được chọn để xây nhà tốt và không mang theo sát khí.
  • Kiêng kỵ: Tránh các hình dáng góc cạnh hoặc sắc nhọn trong thiết kế ngôi nhà, vì chúng có thể mang lại năng lượng tiêu cực.
  • Ngày giờ phá dỡ nhà, động thổ, cất nóc, nhập trạch: Chọn thời điểm phù hợp cho các giai đoạn quan trọng trong quá trình xây dựng ngôi nhà để đảm bảo hợp phong thủy.

Bước 5: Tìm đơn vị thiết kế

Một trong những việc quan trọng trong kinh nghiệm chuẩn bị xây nhà là thiết kế. Bạn cần tìm được đơn vị thiết kế uy tín và phù hợp với sở thích của gia đình. Khi trao đổi với đơn vị thiết kế, bạn cũng cần xác định rõ:

  • Phong cách thiết kế là hiện đại, tân cổ điển, truyền thống, đơn giản hay sang trọng…
  • Hướng và màu sắc chính của ngôi nhà.
  • Số tầng, số phòng, và phân bố phòng chức năng như thế nào?
  • Sở thích của bạn và gia đình đối với các phòng chức năng và các tiện ích như sân vườn, ban công, tầng thượng, bể bơi, giếng trời.
  • Nắm rõ quy định xây dựng nhà ở địa phương: chiều cao và số tầng được phép xây dựng.
Kinh nghiệm khi xây nhà mới hiệu quả là tìm đơn vị thiết kế chuyên nghiệp

Kinh nghiệm khi xây nhà mới hiệu quả là tìm đơn vị thiết kế chuyên nghiệp

Bước 6: Xin giấy phép xây dựng

Trước khi bắt đầu xây dựng ngôi nhà, bạn phải chuẩn bị hồ sơ để xin cấp giấy phép xây dựng, bao gồm các tài liệu sau:

  • Đơn đề nghị xin cấp giấy phép xây dựng (mẫu theo quy định). Bạn có thể tìm mẫu trên Internet và in ra, hoặc đến cơ quan chức năng để lấy mẫu.
  • Bản sao xác thực chứng minh quyền sở hữu đất ở, thường là Sổ đỏ hoặc giấy tờ tương tự.
  • Bản sao bản thiết kế xây dựng, để mô tả và minh họa dự án xây dựng.
  • Nếu công trình xây dựng liền kề với các công trình khác, bạn cần cung cấp bản cam kết đảm bảo an toàn xây dựng đối với các công trình liền kề.

Thường thì sau khi nộp hồ sơ, bạn sẽ nhận được giấy phép xây dựng trong vòng khoảng 15 ngày, miễn là hồ sơ của bạn đủ hợp lệ và không vi phạm quy định.

Xin giấy phép xây dựng

Xin giấy phép xây dựng

Bước 7: Lựa chọn đơn vị nhà thầu thi công

Nếu bạn lần đầu tiên tham gia vào việc xây dựng nhà, phương án tốt nhất là khoán toàn bộ gói thầu cho nhà thầu. Mặc dù có thể tốn kém hơn một ít, nhưng việc này sẽ đơn giản hóa quá trình thi công xây dựng và giảm nguy cơ xảy ra sai sót.

Quan trọng nhất là bạn cần tìm một nhà thầu có uy tín, được cấp giấy phép kinh doanh. Để kiểm tra độ uy tín của nhà thầu, bạn có thể xem chất lượng các công trình họ đã hoàn thành trước đây.

Khi bạn đã chọn được nhà thầu, hãy đảm bảo rằng nhà thầu hiểu và thực hiện đúng phương án thi công đã được chốt dựa trên bản thiết kế đã thống nhất với kiến trúc sư. Điều này giúp tránh sai sót trong quá trình thi công và đảm bảo tiến độ xây dựng.

Lựa chọn đơn vị nhà thầu thi công uy tín, chuyên nghiệp

Lựa chọn đơn vị nhà thầu thi công uy tín, chuyên nghiệp

Bước 8: Làm hợp đồng với đơn vị thi công

Mặc dù việc phát sinh trong quá trình xây dựng nhà không thể tránh khỏi, tuy nhiên, chi phí cho những thay đổi này thường rất cao và có thể không được quản lý một cách hiệu quả bởi các nhà thầu.

Hơn nữa, khi bạn là người lần đầu xây dựng nhà, có thể một số nhà thầu sẽ cố tình gây khó khăn cho bạn bằng cách thi công chậm tiến độ, không tuân theo thiết kế, sử dụng vật tư kém chất lượng hoặc nhân công không có tay nghề.

Việc lập hợp đồng giữa bạn và nhà thầu sẽ giúp giải quyết những vấn đề này. Hợp đồng là một tài liệu ràng buộc, đặt ra những cam kết và trách nhiệm của cả hai bên. Điều này giúp đảm bảo nhà thầu phải tuân thủ cam kết về chất lượng, tiến độ và chi phí thi công xây dựng nhà ở theo những gì đã thỏa thuận.

Làm hợp đồng với đơn vị thi công xây dựng

Làm hợp đồng với đơn vị thi công xây dựng

Bước 9: Tìm người giám sát thi công xây dựng

Nếu thiếu người giám sát công trình, có thể xảy ra nhiều vấn đề không mong muốn như:

  • Lừa đảo hoặc trộm cắp vật liệu.
  • Nhân công thi công sai hoặc làm chậm, kéo dài thời gian xây dựng.
  • Nhà thầu thi công xây dựng sai phạm so với bản thiết kế đã thống nhất trước đó.

Vì vậy, bạn nên xem xét việc thuê một đơn vị giám sát công trình có uy tín tại địa phương. Hoặc bạn có thể nhờ người thân hoặc người quen có kiến thức về xây dựng và sẵn sàng ở tại hiện trường để giám sát. 

Tìm người giám sát thi công xây dựng

Tìm người giám sát thi công xây dựng

Bước 10: Làm quen với những hàng xóm xung quanh

Có nhiều người lần đầu xây nhà thường tập trung vào việc giải quyết các vấn đề liên quan đến dự án mà họ quên mất về tới việc tương tác và hòa hợp với hàng xóm xung quanh. Tuy nhiên, trước khi xây nhà, bạn nên tạo một mối quan hệ tốt với hàng xóm xung quanh bởi:

  • Xây dựng có thể gây phiền hà cho hàng xóm, tiếng ồn của máy móc và nhân công, cũng như vật liệu xây dựng để bên đường, gây khó khăn cho việc di chuyển của hàng xóm.
  • Công trình xây dựng của bạn có thể gây hỏng hóc cho nhà hàng xóm như nứt hoặc nền nhà bị sụt lún. Tốt nhất, trước khi bắt đầu xây dựng, bạn nên kiểm tra kỹ trạng thái ban đầu và chụp hình chứng minh nếu có sự thay đổi để tránh gây tranh chấp sau này.
  • Hướng của ngôi nhà của bạn có thể ảnh hưởng đến ánh sáng, gió và thậm chí phong thủy của ngôi nhà của hàng xóm. Vì vậy, nên thảo luận và thỏa thuận trước với hàng xóm.
  • Trong quá trình xây dựng, bạn có thể cần sự hỗ trợ từ hàng xóm như mượn không gian để cất giữ vật liệu xây dựng hoặc sử dụng dịch vụ điện nước tạm thời từ họ.
Làm quen với những hàng xóm xung quanh

Làm quen với những hàng xóm xung quanh

Các hình thức hợp đồng thi công xây dựng

Dưới đây là một số hình thức thuê đơn vị thi công phổ biến hiện nay:

Chìa khóa trao tay

Đây là hình thức khoán toàn bộ công việc cho nhà thầu. Ưu điểm của hình thức này là chủ nhà không cần phải lo lắng nhiều về quá trình xây dựng. Tất cả công việc, từ đầu đến cuối đều được nhà thầu chịu trách nhiệm. Đỡ tốn thời gian và công sức trong việc lựa chọn vật tư.

Tuy nhiên, nhược điểm của phương án này là căn nhà hoàn thiện có thể không hoàn toàn thỏa mãn những mong muốn của chủ nhà. Có khả năng nhà thầu cắt giảm chi phí bằng cách sử dụng vật liệu rẻ hơn hoặc chất lượng kém hơn. Vì vậy, bạn cần lựa chọn nhà thầu uy tín và có hợp đồng rõ ràng.

Chìa khóa trao tay

Chìa khóa trao tay

Khoán phần thô và nhân công hoàn thiện

Chủ nhà có thể lựa chọn vật liệu hoàn thiện theo ý muốn và sở thích về chất liệu, hình dáng, màu sắc… Tuy nhiên, điều này có thể tốn nhiều thời gian và công sức tìm hiểu, mua sắm vật liệu… thiếu sự phối hợp giữa việc thi công và cung cấp vật liệu, gây chậm trễ tiến độ xây dựng.

Khoán phần thô và nhân công hoàn thiện

Khoán phần thô và nhân công hoàn thiện

Khoán nhân công

Theo cách này, chủ nhà sẽ tự mua sắm và cung cấp toàn bộ vật liệu cho công trình xây dựng, tiết kiệm chi phí nhất, nhưng đòi hỏi chủ nhà phải đầu tư nhiều công sức nhất. Mặc dù giúp tiết kiệm tiền, nhưng đòi hỏi chủ nhà phải tự quản lý và kiểm soát được tất cả việc cung cấp vật liệu cho dự án xây dựng.

Khoán nhân công

Khoán nhân công

Chủ nhà phải có kiến thức sâu về quy trình xây dựng để có thể chỉ đạo và giám sát công việc thi công. Việc quản lý chi phí và vật tư có thể gặp khó khăn và có nguy cơ phát sinh thất thoát vật tư không cần thiết. Nếu quản lý kém có thể dẫn đến chậm tiến độ, gây mất rất nhiều thời gian và công sức cho chủ nhà.

Xem thêm:

  • 999 Mẫu nhà đẹp hiện đại – xu hướng thiết kế nhà mới nhất 2024

Kinh nghiệm lựa chọn nhà thầu xây dựng uy tín, chất lượng

Khi bạn quyết định xây dựng một công trình, việc lựa chọn nhà thầu xây dựng là một quyết định sáng suốt. Dưới đây, Tứ Gia sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm quan trọng giúp bạn chọn được nhà thầu uy tín và chất lượng.

Chất lượng công trình đã thi công

Trước khi chọn nhà thầu, hãy xem các dự án mà họ đã thi công. Điều này giúp bạn đánh giá chất lượng công trình của nhà thầu. 

Bạn cũng đừng chỉ chọn nhà thầu chỉ dựa trên mức giá xây dựng thấp nhất. Hãy tham khảo và so sánh các báo giá từ nhiều nhà thầu khác nhau. Giá cả phải hợp lý với dự án của bạn, nhưng cũng cần đảm bảo chất lượng.

Đánh giá chất lượng công trình mà nhà thầu đã thi công

Đánh giá chất lượng công trình mà nhà thầu đã thi công

Làm việc minh bạch, chuyên nghiệp

Chọn nhà thầu làm việc công khai, minh bạch và chuyên nghiệp để tạo sự tin tưởng giữa chủ đầu tư và nhà thầu. Khách hàng sẽ cảm thấy an tâm hơn khi họ có thể theo dõi trực tiếp các hoạt động xây dựng.

Chọn nhà thầu làm việc công khai, minh bạch và chuyên nghiệp

Chọn nhà thầu làm việc công khai, minh bạch và chuyên nghiệp

Trình độ thiết kế của kiến trúc sư

Kiến trúc sư đóng một vai trò quan trọng trong việc thiết kế ngôi nhà của bạn. Cần chú ý chọn nhà thầu có kiến trúc sư chuyên nghiệp, nhiều kinh nghiệm và sự sáng tạo để đáp ứng nhu cầu và mong muốn của gia đình bạn.

Trình độ thiết kế của kiến trúc sư

Trình độ thiết kế của kiến trúc sư

Thiết kế mặt bằng công năng hợp lý

Một thiết kế mặt bằng hợp lý là cơ sở để có một ngôi nhà tiện nghi và thoải mái. Bạn cần lựa chọn một nhà thầu hiểu và thực hiện thiết kế mặt bằng công năng theo đúng mong muốn của bạn.

Thiết kế mặt bằng công năng ngôi nhà hợp lý

Thiết kế mặt bằng công năng ngôi nhà hợp lý

Xem thêm:

Một số lưu ý trong quá trình thi công, xây dựng nhà mới

Trong quá trình xây nhà, bạn cần chú ý:

  • Các hạng mục kết cấu như thép cốt, đổ bê tông phải tuân thủ đúng bản vẽ kỹ thuật. Cần có kỹ sư giám sát và kiểm tra chặt chẽ.
  • Hệ thống chống thấm phải thực hiện đúng quy trình kỹ thuật và phải được kiểm tra kỹ trước khi bàn giao.
  • Hệ thống điện đúng bản vẽ, không được đi tắt hoặc đi chéo. 
  • Hệ thống nước chuẩn theo bản vẽ, đảm bảo độ nghiêng ống thoát nước và áp suất đường ống.
  • Lưu lại mẫu và mã màu sơn để sau này dùng (nếu cần).
  • Các hạng mục sản xuất độc lập có thể sản xuất ngay khi có kích thước để rút ngắn thời gian.
  • Có thể lắp đặt camera tại công trình để quản lý vật tư và tiến độ thi công khi bạn không có mặt.
  • Nên ưu tiên chọn các nhà thầu có sẵn tại địa phương để giảm chi phí vận chuyển và tiện lợi trong quá trình bảo hành sau này.
  • Ghi lại số điện thoại của tất cả các đơn vị thầu phụ, đặc biệt là những người hiểu về công trình. Khi kết thúc thời gian bảo hành và có sự cố xảy ra, bạn có thể liên hệ trực tiếp với họ để dễ dàng xử lý hơn.
Một số lưu ý trong quá trình thi công, xây dựng nhà mới

Một số lưu ý trong quá trình thi công, xây dựng nhà mới

Nội thất Tứ Gia – Đơn vị thi công xây nhà trọn gói uy tín, tối ưu chi phí

Nội thất Tứ Gia là đơn vị chuyên thiết kế, thi công xây dựng nhà ở và nội thất tại khu vực miền Bắc đã có hơn 10 năm kinh nghiệm. Các công trình mà Nội thất Tứ Gia thiết kế, thi công đều nhận được sự hài lòng và đánh giá cao từ phía khách hàng.

Chúng tôi cam kết:

  • Bảo hành công trình thi công, xây dựng nhà ở theo đúng bản hợp đồng.
  • Sử dụng nguyên liệu, vật tư chuẩn theo thỏa thuận trong hợp đồng.
  • Báo giá xây nhà công khai, minh bạch và rõ ràng.
  • Đảm bảo xây nhà đúng thời gian và đảm bảo chất lượng.
  • Hỗ trợ giấy tờ, thủ tục pháp lý cho chủ nhà.
  • Chúng tôi cũng thiết kế và thi công hoàn thiện nội thất với đội ngũ nhà thiết kế hàng đầu và xưởng sản xuất trực tiếp quy mô hơn 1000m2 tại Hà Nội.
Kiến trúc Tứ Gia - Đơn vị thi công xây nhà trọn gói uy tín, tối ưu chi phí

Kiến trúc Tứ Gia – Đơn vị thi công xây nhà trọn gói uy tín, tối ưu chi phí

Trên đây là những kinh nghiệm xây nhà mà Tứ Gia muốn chia sẻ đến bạn đọc. Để được tư vấn, khảo sát và báo giá xây dựng công trình, quý khách hàng vui lòng liên hệ đến hotline của Nội thất Tứ Gia nhé!

Hotline: 082.555.0.555

Địa chỉ: Số 24-Lô D7, Khu Đô Thị Mới Geleximco, Lê Trọng Tấn, La Phù, Hoài Đức, Hà Nội.


Đức Hà - Founder/ Architect

Đức Hà - Founder/ Architect

Kinh nghiệm: 10 năm Một kiến trúc sư với nền tảng kiến trúc chắc chắn; gu thẩm mỹ và kinh nghiệm thi công được trau dồi qua các công trình. Trung thực, kiên nhẫn và đổi mới là điều anh mang đến cho từng khách hàng.

Ý kiến của bạn
082.5550555