Cây cẩm lai và tất tần tật những thông tin mà bạn nên biết

Cây cẩm lai là một loại cây lấy gỗ quý hiếm có giá trị kinh tế cao, được sử dụng để sản xuất ra nhiều nhưng sản phẩm nội thất có tính thẩm mỹ và chất lượng cao cấp nhất. Tuy nhiên không phải ai cũng biết rõ về loài thực vật này, cùng đi tìm hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách nhận dạng cây cẩm lai qua bài viết sau đây.  

Tìm hiểu khái quát về cây cẩm lai

Gỗ cẩm lai ( tên khoa học là Dalbergia Oliveri Gamble, tiếng anh gọi là Vietnamese Rosewood). Đây là một loại cây lấy gỗ quý hiếm tại Việt Nam. Gỗ cây cẩm lai có độ đanh, màu sắc cũng như vân gỗ khá đẹp, và độ bền đẹp lâu dài theo thời gian, nhìn tổng thể cây gỗ cẩm lai có giá trị cao hơn so với những cây lấy gỗ thông thường khác. Tại Việt Nam cây cẩm lai phân bố nhiều tại các tỉnh miền Trung ( Quảng Trị, Đà Nẵng, Phú Yên, Khánh Hòa,…), các tỉnh miền núi Tây Nguyên ( Gia Lai, Đak Lak, Dak Nong, Lâm Đồng,…) và một số tỉnh miền Đông Nam Bộ ( Tây Ninh, Bình Phước,…)        

Đặc điểm sinh học, sinh thái của cây cẩm lai

Cây cẩm lai mọc rải rác hoặc thành quần thể nhỏ, chúng ta có thể tìm thấy loài cây này trong cả ba kiểu rừng: Bằng lăng mưa mùa nhiệt đới trên nền đất thấp, độ cao 100 – 700m, thậm chí cho tới 1200m so với mặt nước biển;  rừng cây hỗn giao tre nứa, rừng bán rụng lá cây họ Dầu và rừng cây lá rộng mưa mùa nhiệt đới trên đất thấp. Cây cẩm lai có thể sinh trưởng và phát triển trên nhiều nền đất khác nhau, nhưng ưa chuộng và phát triển tốt nhất trên nền đất Bazan vàng đỏ hoặc đất bồi tụ tầng dày

Ngoài ra cây này còn mọc ở những nơi có mặt đất bằng phẳng, độ dốc thấp, thường là ở ven sông, suối có độ ẩm cao. Cẩm lai là loài cây ưa sáng, khi nhỏ có thể chịu được khi bị che bóng râm, nhưng khi lớn lên cây sẽ cần nhiều ánh sáng, vì vậy thường chiếm tầng cao của tán rừng. Cây sinh trưởng chậm, ra hoa vào tháng 4-5 và quả chín vào tháng 6-12, đặc biệt khả năng tái sinh hạt và tái sinh chồi tốt.

Đặc điểm sinh học sinh thái của cây cẩm lai tại Việt Nam

Đặc điểm sinh học sinh thái của cây cẩm lai tại Việt Nam        

Xem thêm:

  • Chiêm ngưỡng các cây mai giả dáng đẹp được yêu thích nhất

Công dụng của cây cẩm lai trong đời sống

Cây cẩm lai tại Việt Nam được xếp vào loại cây gỗ quý, hiếm và đặc biệt. Gỗ của cây cẩm lai rất cứng, bền đẹp, ít bị nứt do khí hậu và chống mối mọt rất tốt, vì vậy giá trị của gỗ này tương đối cao. Đặc biệt cây gỗ cẩm lai có mùi hương thơm khá đặc biệt, rất được ưa chuộng trong sản xuất các món đồ mỹ nghệ và nhạc cụ gỗ cao cấp. Gỗ trắc và gỗ lõi của cây cẩm lai đều có thể sử dụng được và mang lại giá trị xuất khẩu rất cao.

Cây cẩm lai mang lại giá trị kinh tế rất cao    

Cây cẩm lai mang lại giá trị kinh tế rất cao   

Xem thêm:

Đặc điểm nhận dạng cây cẩm lai 

Ngoài nhưng giá trị và công dụng kể trên, các sản phẩm làm từ gỗ cẩm lai cũng rất dễ bị nhầm lẫn hoặc làm giả bởi loại gỗ này cũng có khá nhiều điểm tương đồng với một số loại gỗ giá trị thấp khác. Dưới đây sẽ là những cách cơ bản để nhận dạng gỗ cẩm lai thật:        

Dựa vào hình thái thực vật

Về hình dáng bên ngoài của cây cẩm lai mà chúng ta có thể nhìn bằng mắt thường:

  • Thân cây cao từ 15 – 30m với đường kính từ 60-90cm. Cành cây nhiều và chắc khỏe, cành non có lông tơ mỏng. Vỏ cây màu xám hoặc xám trắng, lớp bì khi cây già sẽ bong thành từng mảng, lộ ra phần thân màu nâu đậm.
  • Lá kép hình lông chim, số lượng lẻ, dài từ 15 – 25cm, lá chét hình bầu dục thuôn tới đầu mũi mác, dài từ 4-8cm, nhẵn bóng thường có chóp nhọn và tròn ở gốc, gân bên 9-12 đôi lá, gân thứ cấp tạo thành hình lưới nổi rõ ràng ở cả 2 mặt lá. Lá non màu xanh hoặc hồng nhạt ít lông, lá già màu xanh thẫm hơi ngả xám và nhẵn bóng. 
  • Hoa mọc thành chùm ở đầu cành, dài từ 10-15cm. Cuống hoa có ít lông và dài 1,5mm. Hoa màu tím sáng bên ngoài và đậm bên trong, trung bình mỗi bông hoa dài 12mm.
  • Quả của cây cẩm lai có dạng đậu, hình bầu dục, dài từ 9-14cm, nhẵn, khi tươi khá dai, màu nâu sáng, cuống quả dài từ 1-1,5cm. Quả cây khá mỏng, dẹt và phẳng, hạt quả hình cầu nổi lên, một quả trung bình có từ 1-2 hạt màu nâu thẫm.
Nhận dạng cây cẩm lai dựa theo hình thái thực vật 

Nhận dạng cây cẩm lai dựa theo hình thái thực vật  

Nhận dạng cây tái sinh

Cây cẩm lai tái sinh bằng hạt và chồi khá mạnh, cây non có lá chét màu đỏ đun, vàng cam hoặc hồng nhạt, lá cây non có hình dạng giống với lá cây trưởng thành được mô tả ở trên. Cây cẩm lai nhỏ ưa sáng nhưng vẫn có thể sinh trưởng và phát triển chậm trong môi trường che bóng râm.

Nhận dạng cây cẩm lai bằng cây tái sinh  

Nhận dạng cây cẩm lai bằng cây tái sinh      

Xem thêm:

Dựa vào gỗ tròn của cây cẩm lai

Dựa vào mặt cắt tròn của thân cây gỗ cẩm lai, chúng ta có thể dễ dàng nhận diện được qua các đặc điểm như sau:

Trên phần mặt cắt ngang thân, phần gỗ dác và gỗ lõi có sự phân biệt rõ ràng về màu sắc. phần gỗ dác có màu xám ngả vàng, hoặc xám trắng, còn phần gỗ lõi có màu nâu ngả hồng ánh tím hoặc nâu vàng, để lâu ngày sẽ đổi thành màu nâu thẫm.

Nhận dạng cây cẩm lai bằng hình mạng mặt cắt ngang thân gỗ

Nhận dạng cây cẩm lai bằng hình mạng mặt cắt ngang thân gỗ

Dựa vào sản phẩm gỗ cẩm lai

Do vân gỗ cây cẩm lai rất đẹp mà khi thi công tạo ra các sản phẩm nội thất, người thợ chỉ phủ lên bên ngoài một lớp vật liệu không màu, trong suốt, nhìn bằng mắt thường chúng ta đều có thể thấy rõ các đường vân gỗ màu nếp cẩm đẹp tinh xảo. Nhìn chung gỗ cẩm lai có màu tươi sáng và bền màu hơn gỗ Trắc mà khách hàng hay nhầm lẫn.

Sản phẩm làm từ gỗ cây cẩm lai có màu tươi sáng và bền màu hơn gỗ trắc

Sản phẩm làm từ gỗ cây cẩm lai có màu tươi sáng và bền màu hơn gỗ trắc       

Dựa vào cấu tạo của gỗ

Dựa vào cấu tạo của thân gỗ cây cẩm lai, có các đặc điểm để bạn dễ dàng nhận dạng như sau:

  • Gỗ sau khi được xẻ dọc sẽ có các đường sọc nâu đen có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Khi soi vào kính lúp, chúng ta có thể nhìn thấy các mạch phân bố đều khắp, có 2 loại mạch chính: mạch đơn và mạch kép ngắn gồm 2-3 mạch đơn liên kết tạo thành.
  • Mạch ở gỗ lõi thường chứa chất màu nâu đỏ
  • Mô mềm dọc bao quanh tạo thành hình cánh nối tiếp nhau, có các kiểu phổ biến như dải hẹp tiếp tuyến liên tục hoặc không liên tục, bị lệch hoặc là lượn sóng.
  • Điểm đặc biệt để phân biệt gỗ cây cẩm lai với gỗ trắc đó là các mô mềm đan vào các tia tạo thành hình mạng lưới sắc nét.
  • Quan sát bằng kính lúp trên mặt cắt tiếp tuyến có thể nhìn thấy các tia gỗ xếp tầng.
Nhận dạng cây cẩm lai dựa vào cấu tạo của thân gỗ

Nhận dạng cây cẩm lai dựa vào cấu tạo của thân gỗ

Xem thêm:

Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây cẩm lai hiệu quả

Cây cẩm lai như đã chia sẻ là một loại cây gỗ quý hiếm, mang lại giá trị kinh tế cao, ai cũng mơ ước trồng được nó. Tuy nhiên để trồng và chăm sóc loài cây này không thực sự đơn giản, tham khảo ngay hướng dẫn chi tiết dưới đây để có thêm kinh nghiệm cho bản thân:

Cách trồng cây cẩm lai đạt chuẩn tại nhà

Bởi đặc tính sinh trưởng của cây cẩm lai kém hơn so với các cây thân gỗ khác, vậy nên khi trồng cần đặc biệt chú ý tới những vấn đề sau:

  • Kiểm tra và chọn lọc cây giống đạt tiêu chuẩn, chất lượng: Cây giống cẩm lai được ươm từ hạt của những cây cẩm lai chín, già và có sức sống tốt. Lưu ý khi lựa chọn cần loại bỏ các cây giống kém như thấp còi hơn so với tuổi hay bị tật ở thân, rễ,…để đảm bảo việc sinh trưởng và phát triển của cây được tốt nhất.
  • Chuẩn bị đất trồng tơi xốp, nhiều dinh dưỡng, bằng phẳng và khả năng thoát nước tốt, tránh trồng ở những nơi đất bị ô nhiễm, ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển của cây
  • Kích thước hố trồng cây tiêu chuẩn là 30c30x30cm dành cho cây giống cao khoảng 20-40cm và 50x50x50cm dành cho cây giống cao trên 40cm
  • Nên trồng cây cẩm lai với mật độ thấp, bỏ đi các cây yếu để dinh dưỡng cho các cây khỏe sinh trưởng
  • Thời điểm phù hợp nhất để trồng cây cẩm lai là vào mùa mưa, nếu trồng vào mùa nắng thì bạn cần phải chú ý tới việc cung cấp nước thường xuyên cho cây
Cách trồng cây gỗ cẩm lai đúng chuẩn mang lại năng suất cao

Cách trồng cây gỗ cẩm lai đúng chuẩn mang lại năng suất cao

Xem thêm:

Chăm sóc cây cẩm lai giống cho năng suất cao

Một số nguyên tắc cơ bản trong quy trình chăm sóc để cho ra cây gỗ cẩm lai chất lượng:

  • Cây cẩm lai con không cần quá nhiều ánh sáng, vì thế bạn nên thiết kế hệ thống che chắn phù hợp để bảo vệ cây khỏi nắng gắt và mưa nhiều
  • Tưới cây đều đặn và vừa phải, tránh sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm hay nhiễm phèn để tưới cây
  • Bón phân xung quanh gốc cây sau khi trồng cung cấp dưỡng chất giúp cây phục hồi nhanh
  • Dọn cỏ dại để giữ lại chất dinh dưỡng cho cây tối đa
  • Thường xuyên theo dõi và điều trị sâu bệnh kịp thời cho cây
Cách chăm sóc cây cẩm lai mang tới chất lượng tốt nhất

Cách chăm sóc cây cẩm lai mang tới chất lượng tốt nhất

Trên đây là toàn bộ những thông tin bổ ích về cây cẩm lai – cây lấy gỗ có giá trị kinh tế cao hiện nay, hy vọng rằng sẽ có ích giúp bạn hiểu rõ hơn và lựa chọn được sản phẩm chất lượng cho gia đình của mình. Nếu bạn đang có nhu cầu tư vấn thêm về các sản phẩm nội thất gỗ cẩm lai, vui lòng liên hệ tới Nội thất Tứ Gia qua hotline 0852.055.555.


Đức Hà - Founder/ Architect

Đức Hà - Founder/ Architect

Kinh nghiệm: 10 năm Một kiến trúc sư với nền tảng kiến trúc chắc chắn; gu thẩm mỹ và kinh nghiệm thi công được trau dồi qua các công trình. Trung thực, kiên nhẫn và đổi mới là điều anh mang đến cho từng khách hàng.

Ý kiến của bạn
082.5550555