Mục Lục
Đồ nội thất bằng gỗ tự nhiên luôn mang đến sự sang trọng cho mọi không gian, mọi phong cách thiết kế. Tuy nhiên, chi phí để sở hữu chúng khá cao và dễ bị ảnh hưởng bởi mối mọt, cong vênh. Nhằm khắc phục những nhược điểm trên, gỗ ghép thanh ra đời và được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống. Vậy gỗ ghép là gì? Có bao nhiêu loại gỗ ghép? Tất cả những thắc mắc đều được Nội thất Tứ Gia giải đáp trong bài viết dưới đây!
Thông tin về gỗ ghép thanh
Gỗ ghép là gì?
Gỗ ghép (hay còn gọi là gỗ ghép thanh) được sản xuất từ nguyên liệu chính là gỗ rừng. Những thanh gỗ nhỏ đều phải trải qua quy trình xử lý hấp sấy trên dây chuyền công nghiệp hiện đại và nghiêm ngặt nhằm loại bỏ các tác nhân gây hại cho gỗ như mối mọt, ẩm mốc. Sau đó, tiến hành bào, chà, ép, phủ sơn để tạo nên thành phẩm là gỗ ghép thanh nguyên tấm.

Gỗ ghép thanh
Hiện nay, khu vực có sản lượng gỗ ghép lớn nhất là ở Châu Âu với những cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn, sau đó là Châu Á và Châu Mỹ. Ngoài ra tại Châu Á thì Nhật Bản được mệnh danh là đất nước có trình độ ghép gỗ xuất sắc nhất, chỉ cần tạo mộng mà không phải dùng tới keo kết dính.
Thành phần cấu tạo của gỗ ghép
Thành phần cấu tạo chính của gỗ ghép là các miếng gỗ thông dụng như cao su, gỗ thông, gỗ tràm, xoan mộc,… (gỗ còn thừa lại trong quá trình sản xuất) hoặc gỗ có đường kính nhỏ không sử dụng được để chế tác đồ nội thất.
Bên cạnh thành phần chính thì trong gỗ ghép thanh cần phải có các chất phụ gia đi kèm nhằm tăng thêm độ kết dính cho gỗ như: keo Urea Formaldehyde (UF), hay Polyvinyl Acetate (PVAC), Phenol Formaldehyde (PF).
Cách thức ghép gỗ thanh
Có 2 cách ghép gỗ phổ biến hiện nay:
Ghép song song: Là cách ghép những thanh gỗ khác nhau để tạo thành tấm gỗ lớn. Những thanh gỗ trên được chọn lọc sao cho có chiều dài tương đương nhau.

Gỗ ghép thanh dạng song song
Ghép mặt (ghép nối đầu): Với cách ghép này, các thanh gỗ ngắn sẽ được xẻ phần đầu thành các mối răng cưa so le với nhau, sau đó tiến hành ghép thành các thanh gỗ có chiều dài bằng nhau và cứ tiếp tục cho đến khi thu được tấm gỗ ghép lớn. Lúc này, bạn sẽ nhìn thấy trên bề mặt tấm ván có các vết ghép hình răng cưa.

Gỗ ghép mặt hình răng cưa
Quy trình sản xuất
Gỗ ghép được sản xuất theo quy trình sau:
+ Bước 1: Sơ chế và chia tách gỗ thành các miếng gỗ tiêu chuẩn
+ Bước 2: Các thanh gỗ sẽ được trải qua quá trình xử lý mối mọt, nấm mốc
+ Bước 3: Các đầu gỗ được tạo mồng và ghép lại với nhau bằng máy được lập trình sẵn, sau đó sẽ được dán keo nhằm tăng độ kết dính.
+ Bước 4: Tiến hành làm nhẵn bề mặt gỗ để chúng trở nên bắt mắt hơn.
+ Bước 5: Hoàn thiện bề mặt và tiến hành lưu kho hoặc tiếp tục gia công thành đồ nội thất.
Gỗ thanh ghép thường được đóng theo quy cách sau:
+ Độ dày: 12mm, 15mm, 18mm
+ Kích thước: 1220x2240mm
+ Mặt: A/A, A/B, A/C, B/C, C/C.
Mặt A được kí hiệu là mặt đẹp tuyệt đối, mặt B sẽ kém hơn mặt A do có sống mắt gỗ, mặt C là mặt có nhiều mắt gỗ nhất. Giá thành của sản phẩm sẽ phụ thuộc vào mặt gỗ và phân loại gỗ.
Phân loại gỗ thanh ghép hiện nay
Dựa theo các tiêu chí như phân loại mặt gỗ, kích thước cũng như độ dày và nguyên liệu gỗ để tiến hành phân loại. Trên thị trường hiện phổ biến 4 loại gỗ thanh ghép:
Gỗ loại A/A: Là loại gỗ có chất lượng cao nhất, bề mặt nhẵn, đẹp không có đường chỉ đen hay các mắt chết gỗ và màu sắc cũng vô cùng hài hòa. Loại gỗ này thích hợp với những không gian mang tính thẩm mỹ cao.
Gỗ loại A/C: Tấm gỗ có một mặt A và một mặt C. Mặt C này thường có chất lượng thấp hơn khi tồn tại những đường chỉ đen, mắt chết thậm chí màu sắc không được đẹp. Chúng thường được dùng để thì công sàn nhà hoặc ốp tường.
Gỗ loại B/C: Loại này có chất lượng kém hơn so với 2 loại trên, màu sắc không đều, có sống mắt gỗ, gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ khá cao.
Gỗ loại C/C: Đây là loại gỗ có chất lượng xấu nhất trong tất cả các loại, có nhiều mắt gỗ nhất và màu sắc cũng kém hơn loại B.
Xem thêm:
- 15 Mẫu nhà lắp ghép thông minh, giá rẻ và dễ xây dựng nhất hiện nay
Gỗ ghép thanh có tốt không?
Bất cứ một loại gỗ nào cũng có ưu nhược điểm nhất định, Gỗ thanh ghép cũng vậy. Với thành phần cấu tạo là gỗ tự nhiên gỗ ghép thanh có vài ưu nhược điểm tương đồng sau:

Gỗ ghép thanh có tốt không
Ưu điểm của gỗ ghép
- Gỗ có sự đa dạng về mẫu mã, bề mặt được xử lý tốt nên có độ bền màu cao, khả năng chịu xước và chịu va đập tốt.
- Không bị mối mọt, hay cong vênh như nhiều loại gỗ khác
- Giá thành của gỗ tự nhiên ghép thanh thấp hơn so với gỗ tự nhiên nguyên khối từ 20 – 30%.
- Độ bền của loại gỗ này không thua kém độ bền của gỗ tự nhiên nguyên khối nếu các đơn vị sản xuất sử dụng loại keo dán đảm bảo chất lượng.
- Vật liệu chủ yếu lấy từ rừng trồng nên giải quyết đươc vấn đề cạn kiệt của gỗ tự nhiên.
Nhược điểm của gỗ ghép
- Do ghép từ những thanh gỗ khác nhau bề mặt ít có sự đồng đều về đường vân và màu sắc
- Chỉ có gỗ ghép mặt A/A thì chất lượng và màu sắc đáp ứng được các công trình có yêu cầu thẩm mỹ cao, và giá thành loại gỗ này cũng cao hơn 4 loại còn lại.
Tham khảo thêm một số loại gỗ khác:
Các loại gỗ thanh ghép thông dụng trên thị trường
Trên thị trường hiện nay có một số gỗ ghép thông dụng như: gỗ thông ghép, gỗ ghép cao su, gỗ sồi ghép. Mỗi loại gỗ sẽ có đặc điểm riêng phù hợp từng loại sản phẩm nội thất nhất định.
Gỗ thông ghép
Gỗ thông ghép được tạo ra từ thanh gỗ thông tự nhiên, được xử lý mối mọt kĩ càng và ghép lại bằng dây chuyên sản xuất hiện đại. Đây là loại gỗ rất phổ biến thị trường Việt Nam, các sản phẩm sử dụng gỗ thông ghép thanh kể đến như bán, cửa…
Gỗ cao su ghép
Gỗ cao su ghép rất phổ biến, đây là loại gỗ được sử dụng rộng rãi làm các loại bà, ghế, cửa, tủ. Với màu sắc trang nhã gỗ cao su ghép rất được người tiêu dùng ưu chuộng.
Gỗ sồi ghép
Gỗ sồi giá khá cao trên thị trường, ưu điểm của loại gỗ này là màu sắc đẹp, bắt mắt, dễ dàng sử dụng trong nhiều không gian khác nhau.
Bảng giá ván gỗ ghép
Giá gỗ thanh ghép có ưu điểm là rẻ hơn gỗ tự nhiên nguyên khối. Hiện nay trên thị trường đang phổ biến 4 loại ván gỗ ghép:
- Gỗ thông
- Gỗ tràm
- Gỗ cao su
- Gỗ xoan đào
Tên hàng | Kích thước | Cao su | Gỗ tràm |
8MM-A | 1220X2400 | 410.000 | 340.000 |
8MM-B | 1220X2400 | 385.000 | 320.000 |
8MM-C | 1220X2400 | 300.000 | 285.000 |
10MM-A | 1220X2400 | 460.000 | 390.000 |
10MM-B | 1220X2400 | 440.000 | 370.000 |
10MM-C | 1220X2400 | 360.000 | 330.000 |
12MMA | 1220X2400 | 520.000 | 450.000 |
12MM-B | 1220X2400 | 470.000 | 425.000 |
12MM-C | 1220X2400 | 400.000 | 375.000 |
15MM-A | 1220X2400 | 620.000 | 525.000 |
15MM-B | 1220X2400 | 570.000 | 485.000 |
15MM-C | 1220X2400 | 450.000 | 410.000 |
17MM-A | 1220X2400 | 685.000 | 580.000 |
17MM-B | 1220X2400 | 630.000 | |
17MM-C | 1220X2400 | 490.000 | 455.000 |
18MM-A | 1220X2400 | 695.000 | |
18MM-B | 1220X2400 | 630.000 | |
18MM-C | 1220X2400 | 500.000 | |
20MM-A | 1220X2400 | 780.000 | |
20MM-B | 1220X2400 | 670.000 |
Tên hàng | Kích thước | Gỗ xoan | Gỗ thông |
10MM-A | 1220X2400 | 440.000 | 480.000 |
10MM-B | 1220X2400 | 425.000 | 450.000 |
10MM-C | 1220X2400 | 360.000 | 370.000 |
12MMA | 1220X2400 | 510.000 | 530.000 |
12MM-B | 1220X2400 | 495.000 | 500.000 |
12MM-C | 1220X2400 | 425.000 | 395.000 |
15MM-A | 1220X2400 | 585.000 | 620.000 |
15MM-B | 1220X2400 | 565.000 | 585.000 |
15MM-C | 1220X2400 | 480.000 | 445.000 |
17MM-A | 1220X2400 | 645.000 | 670.000 |
17MM-B | 1220X2400 | 625.000 | 630.000 |
17MM-C | 1220X2400 | 530.000 | 480.000 |
Bảng giá trên chỉ mang tính chất tham khảo và có thể thay đổi thùy theo từng thời điểm. Do vậy, quý khách hàng hãy liên hệ với với chúng tôi theo số hotline 082.5550555 để được tư vấn chi tiết.
So sánh gỗ ghép và gỗ MDF công nghiệp
Dựa vào bảng so sánh, chúng ta có thể thấy được đặc điểm chung gỗ thanh ghép và gỗ MDF là sử dụng nguồn gỗ rừng trồng do đó sẽ không làm ảnh hưởng nguồn gỗ tự nhiên, góp phần bảo vệ môi trường tối ưu.
Các tiêu chí | Gỗ ghép thanh | Gỗ MDF |
Thành phần | Gỗ tự nhiên, keo chuyên dụng | Sợi gỗ, keo hoặc hóa chất tổng hợp |
Chống cong vênh | Tốt | Tốt |
Chống mối mọt, mốc | Tốt | Tốt |
Chịu nước | Tốt | Kém hơn |
Giá thành | Đắt hơn | Rẻ hơn |
Thời gian gia công | Lâu hơn | Nhanh hơn |
Tính đa dạng | Có thể dán veneer, Laminate, hoặc có thể phử sơn trên bề mặt | Có thể dán veneer, Laminate, hoặc có thể phủ sơn trên bề mặt |
Những sản phẩm nội thất được làm từ gỗ ghép thanh
Tuy gỗ thanh ghép có nhược điểm không đều màu và vân gỗ không được liên tiếp, nhưng chúng vẫn được áp dụng cho nhiều mẫu nội thất khác nhau từ phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ giúp đem đến vẻ đẹp mộc mạc, tự nhiên nhất từ sự phối hợp ngẫu nhiên của những vân gỗ.
Tủ giày
Tủ giày bằng gỗ thanh ghép vừa có độ bền cao lại mang tính thẩm mỹ. Tủ giày làm bằng gỗ thanh ghép cũng có giá thành vừa phải, phù hợp với điều kiện kinh tế của nhiều gia đình kể cả sinh viên.

Tủ giày bằng gỗ ghép thanh
Bàn ăn
Vật liệu phổ biến để gia công thành bàn ăn bằng gỗ ghép là gỗ cao su ghép. Những mẫu bàn này thường có kiểu dáng đơn giản phù hợp với các gia đình có sở thích theo phong cách nội thất Bắc Âu. Ngoài ra, những mẫu bàn này còn có độ bền và độ chịu lực rất lớn.

Bộ bàn ăn gỗ ghép thanh
Giường ngủ
Giường bằng gỗ ghép vừa đảm bảo độ bền vừa có màu sắc bắt mắt. Tuổi thọ của các sản phẩm giường bằng gỗ ghép rất cao. Ngoài ra, người dùng cũng không cần phải lo lắng sản phẩm bị mối mọt hay cong vênh.

Giường ngủ bằng gỗ ghép thanh
Trên đây là một số thông tin về gỗ ghép, tính hữu ích của dòng gỗ ghép thanh hiện nay. Hy vọng, từ những thông tin trên, bạn đã hiểu thêm dòng gỗ tự nhiên ghép thanh này và có thể lựa chọn được đồ gỗ phù hợp trang trí cho ngôi nhà gỗ lắp ghép của mình. Bên cạnh đó, nếu bạn chưa tìm được đơn vị cung cấp các sản phẩm nội thất và thủ công mỹ nghệ từ gỗ thì hãy liên hệ ngay với đội ngũ chuyên viên của Tứ Gia nhé!
Chúng tôi có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nội thất với các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực, xưởng gỗ nội thất rộng tới 1000m2 giúp giảm chi phí cùng chính sách bảo hành 2 năm đảm bảo mang đến sự hài lòng cho mỗi khách hàng khi trải nghiệm dịch vụ tại nội thất tứ Gia.
Hotline: 082.5550555
Địa Chỉ: Số 24-Lô D7, Khu Đô Thị Mới Geleximco, Lê Trọng Tấn, La Phù, Hoài Đức, Hà Nội
Ý kiến của bạn