Gỗ ép công nghiệp là gì? Phân loại & Báo giá mới nhất 2024

Khi nguồn cung gỗ tự nhiên ngày càng khan hiếm thì các sản phẩm nội thất dần hướng tới những sản phẩm chất lượng, độ bền cao, khả năng chống ẩm, mối mọt tốt,… Gỗ ép công nghiệp là một trong những lựa chọn thay thế. Vậy gỗ ép công nghiệp là gì? Được sản xuất như thế nào? Loại gỗ này có thực sự tốt không? Hãy cùng Nội thất Tứ Gia đi vào tìm hiểu chi tiết về loại gỗ này qua bài viết dưới đây.

Gỗ ép công nghiệp là gì?

Gỗ ép công nghiệp hay còn gọi là ván ép, chúng được sản xuất dựa trên máy móc, thiết bị hiện đại, tận dụng phần gỗ thừa từ gỗ tự nhiên hoặc bột gỗ kết hợp với keo dính và các chất phụ gia khác. Có 3 loại gỗ ép công nghiệp phổ biến trên thị trường hiện nay là ván dăm, ván MDF và ván HDF.

Gỗ ép công nghiệp là loại gỗ sản xuất dựa trên máy móc, thiết bị hiện đại

Gỗ ép công nghiệp là loại gỗ sản xuất dựa trên máy móc, thiết bị hiện đại

Phân loại gỗ ép công nghiệp

Dưới đây là một số loại gỗ công nghiệp phổ biến nhất hiện nay, chúng có những đặc điểm và cấu trúc thành phần khác nhau đa dạng và giá các loại gỗ ép công nghiệp cũng khác nhau.

Ván dăm

Ván dăm (Particle Board) hay còn được biết đến với tên gọi Okal. Được tạo thành từ các dăm gỗ được nghiền từ thân cây gỗ rừng như bạch đàn, cao su, keo… Dăm gỗ thành phẩm sẽ được đem đi trộn cùng với keo rồi tiến hành ép chặt dưới nhiệt độ và áp suất cao, cho ra các tấm ván với độ dày tiêu chuẩn khác nhau. Ván dăm có thể được trang trí bằng các bề mặt như Melamine, Veneer, Acrylic,… để thi công thành các sản phẩm nội ngoại thất hoàn chỉnh.

Ưu điểm

– Giá thành thấp hơn so với MDF, HDF.

– Độ cứng và độ bền cơ lý khá cao do cấu tạo từ dăm gỗ.

– Có khả năng bám vít tốt.

– Bề mặt ván dăm khá phẳng nên có thể dễ dàng dán các lớp trang trí bề mặt như Melamine hay Laminate.

Nhược điểm

– Khả năng chịu tải của ván dăm kém hơn so với các loại gỗ ép công nghiệp khác.

– Do thành phần cấu tạo chủ yếu là từ các dăm gỗ nên khi cắt ván dăm dễ bị mẻ.

– Đồ nội thất làm từ ván dăm có tuổi thọ không cao.

Ván dăm phủ Melamine

Ván dăm phủ Melamine

Ván MDF

Ván MDF – Medium Density Fiberboard có nghĩa là ván sợi mật độ trung bình. Được làm từ những mảnh gỗ, cành cây từ cây gỗ tự nhiên. Những mảnh gỗ này được nghiền bằng máy thành các sợi xenlulozo. Sau đó chúng được đem đi rửa sạch để loại bỏ các tạp chất còn sót lại. Cuối cùng được đem đi trộn với keo và chất kết dính chuyên dụng để nén thành tấm nguyên tấm.

Ưu điểm của ván MDF

– Tuổi thọ cao, ít bị cong, vênh, co ngót hay bị mối mọt như gỗ tự nhiên.

– Bề mặt phẳng, dễ thi công.

– Giá thành thấp hơn gỗ tự nhiên.

– Kết hợp được với các chất liệu như Veneer, Poly, acrylic, melamine, laminate …

– Phù hợp với nhiều phong cách nội thất.

– Thời gian thi công nhanh.

Nhược điểm của ván MDF

– Bị giới hạn về độ dày, độ dẻo.

– Khả năng chống thấm nước kém.

– Khả năng chịu lực thấp, không chịu được va đập mạnh, dễ bị lõm bề mặt.

– Độ dẻo dai gần như bằng không nên không được dùng làm các đồ trạm trổ như gỗ tự nhiên.

Ván MDF

Ván MDF

Ván HDF

Tên gọi đầy đủ của ván HDF là High Density Fiberboard – ván gỗ sợi mật độ cao. Loại gỗ này được phát triển nhằm khắc phục những nhược điểm của các loại gỗ ép công nghiệp như ván dăm, ván MDF. Thành phần cấu tạo được lấy chủ yếu từ các cây gỗ ngắn ngày như bạch đàn,… Sau khi nghiền, bột gỗ thành phẩm được phân loại và xử lý tạp chất, sau đó trộn cùng với keo dính và các chất phụ gia rồi đem đi ép dưới áp suất cao thành từng tấm ván HDF thành phẩm.

Ưu điểm ván HDF

– Cách âm, cách nhiệt nên được sử dụng rộng rãi cho các công trình công cộng.

– Khả năng chịu ẩm, mối mọt và cong vênh do thời tiết cao hơn các loại gỗ ép khác.

– Dễ dàng kết hợp với các vật liệu trang trí bề mặt như laminate, melamine, veneer…

– Đã được xử lý mối mọt, sấy khô và 80% là gỗ tự nhiên nên khá thân thiện với sức khỏe con người cũng như môi trường.

Nhược điểm ván HDF

Ngoài những ưu điểm kể trên thì ván gỗ HDF vẫn còn một số nhược điểm sau:

– Giá thành cao hơn hẳn các loại gỗ ép công nghiệp khác.

– Dễ bị làm giả do rất khó để phân biệt được với ván MDF (tiêu chuẩn) bằng mắt thường.

Ván HDF

Ván HDF

Gỗ dán (Plywood)

Gỗ Plywood hay còn được gọi là gỗ dán, được cấu tạo từ việc ép nhiều lát gỗ mỏng với nhau. Các lát gỗ này được gọi là Veneer (tổng hợp từ các loại gỗ tự nhiên như: sồi, mun, tần bì, trắc,..), sau đó chúng được ép dưới áp suất cao để tạo thành các tấm Plywood.

Ưu điểm

Ngoài gỗ tự nhiên thì gỗ dán cũng được nhiều khách hàng sử dụng để sản xuất đồ nội thất, đồ gia dụng bởi giá thành rẻ hơn so với MDF, HDF. Đặc biệt, tình trạng gỗ tự nhiên đang ngày càng khan hiếm thì việc thay thế bằng các loại gỗ ép, gỗ dán được xem như lựa chọn tuyệt vời cho nhiều gia đình.

  • Khi qua xử lý thì khả năng chống ẩm của gỗ dán khá tốt.
  • Khả năng bám vít, bám dính tốt.
  • Giảm thời gian xử lý nguội như sơn PU, chà nhám vì bề mặt tương đối mịn.
  • Mức giá cạnh tranh hơn so với gỗ ghép hoặc gỗ MDF.

Nhược điểm

  • Rất dễ bị cong vênh, không được bằng phẳng và thường bị tách lớp khi thi công ở những khu vực có độ ẩm cao.
  • Khả năng kháng mối mọt thấp.
  • Màu sắc không đồng đều, không tự nhiên như MDF và MFC.
Gỗ dán (Plywood)

Gỗ dán (Plywood)

Quy trình sản xuất gỗ ép công nghiệp

  • Giai đoạn 1: Xử lý

Nguyên liệu đầu vào sẽ được phân loại và xử lý riêng (cắt nhỏ/băm dăm/nghiền búa/xay). Sau đó, thành phẩm sẽ được phân loại lần nữa theo yêu cầu sản xuất.

  • Giai đoạn 2: Sơ chế

Thành phẩm nguyên liệu gỗ được sấy khô và bảo quản để giữ được độ ẩm phù hợp.

  • Giai đoạn 3: Trộn keo và các chất phụ gia

Tùy vào tính năng sản phẩm mang lại mà nhà sản xuất sẽ sử dụng loại keo kết dính và các chất phụ gia thích hợp. Chẳng hạn như Keo UF (Urea Formaldehyde) dùng cho môi trường khô. Để tăng khả năng chống ẩm cho ván gỗ, đơn vị sản xuất sẽ dùng thêm Melamine hoặc nhựa Phenolic và Polymeric Diphenylmethane Diisocyanate (PMDI).

  • Giai đoạn 4: Ép

Sử dụng các loại máy ép dưới áp suất cao và nhiệt độ thích hợp để ép các nguyên liệu trên thành từng tấm ván.

  • Giai đoạn 5: Chà nhám, hoàn thiện

Sau khi ép, tấm ván sẽ được để nguội, rồi mang đi cắt cạnh, chà nhám.

Tấm ván sẽ được phân loại, loại bỏ lỗi trước khi đưa vào lưu kho.

Kích thước ván gỗ ép công nghiệp

Dưới đây là kích thước của một số loại Ván gỗ ép công nghiệp tại Hà Nội được dùng phổ biến nhất hiện nay:

Kích thước ván ép gỗ công nghiệp

Kích thước ván ép gỗ công nghiệp

Xem thêm: Đơn vị thi công tấm ốp nhựa lam sóng Bình Dương uy tín

Tiêu chuẩn ván ép

Mỗi loại ván ép ván dăm, ván MDF hay ván HDF đều sẽ có tiêu chuẩn và yêu cầu khác nhau tỷ lệ thành phần nguyên liệu đầu vào.

Tiêu chuẩn ván ép

Tiêu chuẩn ván ép

Tiêu chuẩn đầu ra

Tiêu chuẩn đầu ra

Tiêu chuẩn đầu ra

Báo giá ván ép gỗ công nghiệp mới nhất 2024

Mua tấm gỗ ép công nghiệp giá rẻ thấp hơn nhiều lần so gỗ tự nhiên, nên bạn dễ dàng chọn mua và sử dụng. Tùy theo loại gỗ ép giá thành có sự chênh lệch nhất định. Thấp nhất là ván dăm, sau đó  ván MDF và đắt hơn là ván HDF.

Giá tấp gỗ ép công nghiệp kết hợp các loại bề mặt trang trí, giá thành sẽ thay đổi tùy theo màu sắc, loại bề mặt hoa văn trang trí.

Báo giá ván ép gỗ công nghiệp mới nhất

Báo Giá ván công nghiệp mới nhất

Có thể bạn quan tâm: Báo giá tấm ốp lam sóng dùng ốp tường và trần mới nhất 2024

Lưu ý khi lựa chọn ván ép

Tất cả loại tấm gỗ ép công nghiệp được sản xuất với nhiều kích thước khác nhau về độ dày, chiều dài và chiều rộng. Để lựa chọn kích thước ván ép được phù hợp, bạn hãy chú ý điều sau đây:

  • Với mỗi kích thước, độ dày ván tỷ trọng ván sẽ khác nhau. Tỷ trọng ván là một yếu tố quyết định chất lượng của ván ép.
Lưu ý khi lựa chọn kích thước ván ép phù hợp

Lưu ý khi lựa chọn ván ép

  • Cần xem xét độ dày ván nếu sử dụng ván sản xuất các đồ nội thất kệ tivi kệ sách, tủ,….vì khả năng chịu lực ván ép ở mức tương đối.
  • Lựa chọn loại ván phù hợp từng không gian kiến trúc cần thi công.
  • Đối với môi trường thường xuyên tiếp xúc nước như nhà bếp, bạn có thể sử dụng loại ván chống ẩm để kéo dài tuổi thọ sản phẩm.
  • Làm đồ nội thất bàn, tủ, giường… thường sử dụng ván dăm ván MDF, tùy thuộc vào kết cấu đặc tính sử dụng.
  • Với các loại đồ nội thất, loại ván phủ bề mặt melamine, laminates, acrylic thường được sử dụng rộng rãi. Các bề mặt này thể hiện được chất liệu vân gỗ sống động, sở hữu các màu đơn sắc tạo nhiều cảm xúc cho người sử dụng.

Với nhiều ưu điểm vượt trội và chi phí tương đối tiết kiệm hơn so với gỗ tự nhiên thì ngày nay, gỗ ép công nghiệp được sử dụng khá phổ biến. Nội thất Tứ Gia cũng là một trong những đơn vị nhập khẩu và sản xuất các độ nội thất gỗ ép công nghiệp chất lượng cao với máy móc tiên tiến, hiện đại, xuất xứ rõ ràng.

Các dòng sản phẩm nội thất gỗ ép công nghiệp được kiểm tra và sản xuất tại xưởng nội thất Tứ Gia với quy trình kiểm định nghiêm ngặt. Nếu bạn đang băn khoăn hay thắc mắc liên quan đến lựa chọn vật liệu nội thất thì hãy gọi ngay cho chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ nhé!

NỘI THẤT TỨ GIA – CÔNG TY THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG NỘI THẤT UY TÍN TẠI HÀ NỘI

Xưởng SX: Chàng Sơn, Thạch Thất, Hà Nội
Địa chỉ: Số 24-Lô D7, Khu Đô Thị Mới Geleximco, Lê Trọng Tấn, La Phù, Hoài Đức, Hà Nội
Hotline: 082.5550555
Email: hachuandecor@gmail.com
Website: noithattugia.com


Đức Hà - Founder/ Architect

Đức Hà - Founder/ Architect

Kinh nghiệm: 10 năm Một kiến trúc sư với nền tảng kiến trúc chắc chắn; gu thẩm mỹ và kinh nghiệm thi công được trau dồi qua các công trình. Trung thực, kiên nhẫn và đổi mới là điều anh mang đến cho từng khách hàng.

Ý kiến của bạn
082.5550555