Gỗ cao su có tốt không? Đặc điểm & Ứng dụng trong nội thất 2024

Tuy dòng gỗ này được du nhập vào nước ta từ lâu nhưng cho tới những năm gần đây gỗ cao su mới được ứng dụng rộng rãi. Vậy loại gỗ cao su là gì? Chúng có những đặc điểm gì? Được ứng dụng như thế nào? Những thắc mắc trên sẽ được Nội thất Tứ Gia giải đáp trong bài viết dưới đây. Hãy cùng theo dõi nhé!

Gỗ cao su là gì?

Cây Cao su (tên khoa học: Hevea brasiliensis), là một loài cây thân gỗ cứng thuộc về họ Đại kích (Euphorbiaceae). Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng cây gỗ cao su sinh trưởng tốt ở vùng nhiệt đới xích đạo có khí hậu nóng ẩm. Do đó giống cây này rất phù hợp với điều kiện khí hậu nước ta. Sau khi kết thúc chu kỳ khai thác lấy nhựa (từ 20 – 25 năm) thì người ta mới tiến hành chặt hạ chúng để khai thác gỗ.

Gỗ cao su là một loại gỗ thân cứng thuộc nhiệt đới nóng ẩm

Gỗ cao su là một loại gỗ thân cứng thuộc nhiệt đới nóng ẩm

Đặc điểm tự nhiên của cây cao su

Ở Việt Nam, cây cao su được phân bố chủ yếu ở khu vực Đông Nam Bộ (Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Bình Phước) – chiếm gần 80% diện tích cao su trên cả nước, theo sau là các tỉnh Tây Nguyên (Đăk Lăk, Pleiku, Kontum) với những đặc điểm nổi bật:

  • Thông thường cây cao su có chiều cao trung bình khoảng 20m, mủ cao su có màu trắng hoặc vàng nhạt, lớp vỏ cây nhẵn có màu nâu nhạt.
  • Rễ: Cao su vừa có rễ cọc vừa có rễ bàng, rễ cây ăn sâu mang lại khả năng chịu hạn tốt. Hệ thống rễ bàng phát triển rất rộng và tập trung phần lớn ở tầng canh tác.
  • Thân: Đây là bộ phận có giá trị kinh tế nhất của cây Cao su. Phần thân cây với lớp vỏ mang những ống chứa mủ, thường được cạo theo chiều từ trên xuống để khai thác lấy mủ. Sau khi cây không còn khả năng cho nhựa sẽ được tiến hành khai thác để lấy gỗ.
  • Lá: Loại lá kép có ba lá chét với phiến lá nguyên, mọc cách và mọc thành từng tầng. Từ năm thứ 3, cây có giai đoạn rụng lá, tập trung ở những vùng có mùa khô rõ rệt.
  • Hoa, quả và hạt: Hoa cao su là hoa đơn tính, hình chùm, mọc ở đầu cành sau giai đoạn thay lá hằng năm; quả hình tròn hơi dẹp, có 3 ngăn, mỗi ngăn chứa một hạt. Hạt cao su chứa nhiều dầu nên thời gian bảo quản hạt trước khi gieo tương đối ngắn.
  • Cây có khả năng chịu hạn tốt (khoảng 4 – 5 tháng) nhưng lại không chịu được tình trạng bị ngập úng, cây sinh trưởng chủ yếu bằng hạt.
  • Cây bắt đầu cho khả năng khai thác mủ từ năm thứ trở đi và thời gian khai thác có thể lên đến 20 – 25 năm.
  • Cao su là loại cây độc, mủ của cây có thể gây ô nhiễm nguồn nước rừng khai thác, ảnh hưởng tới sức khỏe người khai thác.

Gỗ cao su thuộc nhóm mấy?

Theo quy định nhóm gỗ tại Việt Nam thì gỗ cao su thuộc nhóm VII. Chất gỗ nhẹ, sức chịu đựng kém, khả năng chống mối mọt thấp, dễ bị cong vênh. Tuy nhiên, vì nhẹ và sở hữu nhiều vân gỗ đẹp nên gỗ cao su được sử dụng rộng rãi, từ xây dựng nhà cửa cho tới gia công đồ nội thất, đồ mỹ nghệ. Nhất là khi tình trạng khan hiếm gỗ tự nhiên ngày càng nghiêm trọng trong vài năm trở lại đây, thì giá của gỗ cao su ngày càng tăng mạnh, sức cạnh tranh lớn.

Chất gỗ cao su nhẹ, sức chịu đựng kém, khả năng chống mối mọt thấp, dễ bị cong vênh

Chất gỗ cao su nhẹ, sức chịu đựng kém, khả năng chống mối mọt thấp, dễ bị cong vênh

Xem thêm:

Ưu nhược điểm của gỗ cao su

Dưới đây là một số ưu nhược điểm của cây gỗ cao su mà bạn có thể tham khảo qua:

Ưu điểm:

+ Độ bền: Gỗ cao su là loại gỗ cứng, thớ gỗ chặt, do sau khi khai thác hết mủ mới đưa vào gia công nội thất nên ít bị cong vênh. Khả năng chịu lực và chống va đập cũng được đánh giá khá cao.

+ Kiểu dáng: Gỗ cao su có màu vàng, nâu đỏ… tự nhiên, phù hợp với mọi không gian, phong cách nội thất. Đặc biệt, chúng sở hữu đường nét vân gỗ hoàn hảo nên đáp ứng được mọi phong cách thiết kế.

+ Về trọng lượng: Vì chất gỗ vốn nhẹ nên việc di chuyển đồ nội thất được gia công từ gỗ cao su sẽ dễ dàng hơn.

+ Về độ an toàn: Tuy mủ cao su rất độc, nhưng gỗ cao su đều được khai thác khi hết khả năng cho mủ. Nên chúng hoàn toàn an toàn với sức khỏe người dùng.

+ Giá thành rẻ hơn với những loại gỗ cứng khác.

+ Nguồn cung gỗ ổn định, không bị khan hiếm như những dòng gỗ khác.

Nhược điểm:

  • Thuộc dòng gỗ giá rẻ không phù hợp làm sản phẩm nội thất sang trọng.
  • Do được ghép lại từ nhiều phôi gỗ nên ít đồng bộ về màu sắc.

Tìm hiểu về các loại gỗ:

Các kiểu ghép của gỗ cao su

Dưới đây là một số kiểu của gỗ cao su ghép thanh bạn có thể tham khảo qua:

Kiểu ghép gỗ song song

Ván gỗ cao su được tạo thành từ thanh gỗ ghép cao su song song với nhau, chúng  quy định có cùng chiều dài không bắt buộc cùng chiều rộng.

Ván gỗ cao su ghép thanh

Ván gỗ cao su ghép song song

Kiểu ghép gỗ mặt ( ghép đầu, ghép finger)

Ở hai đầu nhiều thanh gỗ được xẻ theo hình răng cưa, lần lượt gắn lại thành các thanh có chiều dài bằng nhau.

Sau đó thanh gỗ lại được ghép song song thành tấm ván ghép. Lúc này trên bề mặt tấm ván chỉ thấy các vết răng.

Kiểu ghép cạnh

Tấm ván gồm thanh gỗ ngắn ở hai đầu được xẻ theo hình răng cưa lần lượt ghép lại với nhau thành thanh có chiều dài bằng nhau.

Sau đó ghép song song thanh với nhau như kiểu ghép mặt.

Tìm hiểu thêm về Gỗ Ghép Thanh là gì và ứng dụng TẠI ĐÂY

Giá gỗ cao su bao nhiêu 1 khối

Giá gỗ cao su dao động theo quy cách, chủng loại. Chúng tôi xin cung cấp một vài thông tin để bạn đọc tham khảo:

Dày 26mm x rộng( 45 -105mm) x dài (450 – 950 mm) : 5,300,000 vnđ/m3

Dày 35mm x rộng( 45 -105mm) x dài (450 – 950 mm) : 5,600,000 vnđ/m3

Dày 55mm x rộng 55mm x dài (450 – 950 mm) : 6,300,000 vnđ/m3

Dày 65mm x rộng 65mm x dài (450 – 950 mm) : 6,700,000 vnđ/m3

Giá nguyên khối gỗ cao su

Giá nguyên khối gỗ cao su

Ngoài ra còn có bảng giá gỗ cao su ghép theo tấm:

TÊN SẢN PHẨM MÃ SẢN PHẨM ĐVT QUY CÁCH (mét) ĐƠN GIÁ (vnđ)
GỖ GHÉP CAO SU 8li AC Tấm 1,2 x 2,4 375,000
GỖ GHÉP CAO SU 8li CC Tấm 1,2 x 2,4 310,000
GỖ GHÉP CAO SU 10li AC Tấm 1,2 x 2,4 415,000
GỖ GHÉP CAO SU 10li CC Tấm 1,2 x 2,4 340,000
GỖ GHÉP CAO SU 12li AC Tấm 1,2 x 2,4 510,000
GỖ GHÉP CAO SU 12li CC Tấm 1,2 x 2,4 380,000
GỖ GHÉP CAO SU 15li BC Tấm 1,2 x 2,4 520,000
GỖ GHÉP CAO SU 18li AC Tấm 1,2 x 2,4 565,000
GỖ GHÉP CAO SU 18li CC Tấm 1,2 x 2,4 480,000

Ứng dụng của gỗ trong ngành nội thất

Gỗ cao su rất ít co giãn nó trở thành một trong những vật liệu xây dựng ổn định sản xuất đồ nội thất, đồ chơi, phụ kiện nhà bếp. Gỗ cao su được ứng dụng rất nhiều trong thi công nội thất.

Nội thất gỗ cao su

Nội thất gỗ cao su

Giống như tất cả loại gỗ cứng, gỗ cao su khác nhau về chất lượng.

Gỗ không thích hợp sử dụng ngoài trời, vì mưa làm trôi các hóa chất bảo vệ từ gỗ, khiến gỗ dễ bị nấm và côn trùng tấn công. Độ ẩm quá cao sẽ khiến gỗ bị cong vênh và hư hỏng.

Gỗ được ứng dụng nhiều trong ngành nội thất

Gỗ được ứng dụng nhiều trong ngành nội thất

+ Gỗ cao su sản xuất đồ dùng nội thất:

+ Gỗ cao su làm dùng nhà bếp:

+ Gỗ cao su làm tủ quần áo:

+ Gỗ cao su làm sàn gỗ, ván sàn:

+ Gỗ cao su làm sản phẩm tiện ích của hộ gia đình:

+ Gỗ cao su làm đồ chơi…

Gỗ được ứng dụng nhiều trong ngành nội thất

Gỗ được ứng dụng nhiều trong ngành nội thất

Trải qua hơn 10 năm thành lập và phát triển, cho đến nay Nội thất Tứ Gia đã có đội ngũ hơn 30 KTS nhiều năm kinh nghiệm trong nghề và xưởng nội thất riêng tại Thạch Thất, Hà Nội. Với xưởng sản xuất nội thất chất lượng nhập khẩu và nguồn gốc xuất xứ bảo đảm, rõ ràng và được hoàn thiện, chế tác với máy móc công nghệ hiện đại đạt chuẩn châu Âu quy mô +1000m2.

Hy vọng những thông tin mà nội thất Tứ Gia chia sẻ trên đây về gỗ cao su sẽ hữu ích cho bạn đọc. Nếu cần tư vấn, thiết kế, thi công nội thất hay tìm đơn vị mua gỗ và sản phẩm chất lượng hãy liên hệ với đội ngũ chuyên gia của Tứ Gia nhé!

Hotline: 082.5550555

Địa Chỉ: Số 24-Lô D7, Khu Đô Thị Mới Geleximco, Lê Trọng Tấn, La Phù, Hoài Đức, Hà Nội


Đức Hà - Founder/ Architect

Đức Hà - Founder/ Architect

Kinh nghiệm: 10 năm Một kiến trúc sư với nền tảng kiến trúc chắc chắn; gu thẩm mỹ và kinh nghiệm thi công được trau dồi qua các công trình. Trung thực, kiên nhẫn và đổi mới là điều anh mang đến cho từng khách hàng.

Ý kiến của bạn
082.5550555